Banner Sản phẩm

Bếp Nhà Hàng

Bếp nhà hàng là gì?

Có một sự thật là không một nhà hàng nào, dù lớn hay nhỏ. Có thể thành công nếu như thiếu một gian bếp hoàn chỉnh. Đây chính là trái tim của toàn nhà hàng. Là nơi giữ lửa cho doanh nghiệp của bạn. Càng chăm chút cho bếp nhà hàng của bạn, bạn sẽ càng gặt hái được nhiều thành công.

Nếu bạn đã từng xem qua các chương trình thi nấu ăn trong nước hoặc quốc tế. Ắt hẳn bạn sẽ biết được một căn bếp gọn gàng, sạch sẽ và thông minh là cần thiết như thế nào. Việc thiết kế bếp nhà hàng thành một khu khép kín, phân chia khu vực rõ ràng giúp bạn tối ưu được thời gian chế biến cũng như ra món phục vụ thực khách.

Ngoài ra một gian bếp sạch sẽ, chuyên nghiệp sẽ tăng tính thẩm mỹ, phù hợp với những nhà hàng ưa chuộng không gian mở. Tuy nhiên, để thực hiện được điều đó, chúng ta cần nắm rõ nguyên lý thiết kế bếp nhà hàng chuyên nghiệp.

Các loại bếp nhà hàng đang được ưa chuộng

Bếp nhà hàng có thể chia thành nhiều loại. Bếp nhà hàng lớn, bếp nhà hàng nhỏ, bếp Âu, bếp Á, v.v… Ta có thể phân biệt đơn giản như sau:

Bếp nhà hàng Âu

Đây là loại bếp thường dùng để nấu các món Âu như soup, canh,… Món Âu được biết đến không phải nhờ vào độ phức tạp của gia vị. Mà nó được nổi tiếng nhờ vào hương vị đặc trưng của các loại nước sốt ăn kèm. Và các món Âu thường được nấu khá lâu, với nhiệt độ trung bình, vừa phải. Vì vậy mà bếp nhà hàng Âu cũng rất đặc biệt.
Các loại bếp nhà hàng Âu có 2 họng, 4 họng hay 6 họng. Tùy vào lượng khách và nhu cầu sử dụng của bạn. Ngoài ra, một số loại bếp cao cấp sẽ được bổ sung thêm phần chiên, nướng giúp bạn tăng thêm năng suất nấu. Tiết kiệm thời gian và không gian rất hiệu quả.

Mỗi một nhà hàng đều có một nét đặc trưng riêng. Việc của bạn là làm sao để tôn nét đặc trưng của mình lên thật nổi bật. Từ những điểm chung sau đây.

Về món ăn

  • Món âu thường rất ít, và được chú trọng vào phần trang trí. Mỗi món ăn được nêm gia vị đơn giản. Nhưng lại được trang trí cầu kỳ, bắt mắt.
  • Và quan trọng trong món âu là phần nước sốt. Món âu không dùng gia vị phức tạp. Mà chủ yếu sử dụng muối, tiêu, bơ, phô mai và các loại thảo mộc. Như hương thảo, cỏ xạ hương, ngò tây, quế tây,…
  • Món chính thường sẽ bao gồm thịt, cá, hải sản ăn kèm với bánh mì.

Về bếp nhà hàng

  • Bếp nhà hàng Âu thường sử dụng bếp nướng nhà hàng với các họng nhỏ.
  • Mỗi họng thường chỉ nấu được 1 món.
  • Các món Âu thường sẽ không yêu cầu về nhiệt lượng hay cần lửa lớn. Tuy nhiên cần thời gian nấu lâu hơn.

Bếp nhà hàng Âu thường rất chú trọng món tráng miệng là các loại bánh. Thế nên lò nướng bánh cũng rất quan trọng. Tuỳ theo menu (thực đơn) tráng miệng của nhà hàng. Bạn có thể chọn các loại lò nướng có dung tích phù hợp. Lò nướng phổ biến cho các nhà hàng là loại lò nướng có dung tích từ 80 đến 120 lít. Vì có thể kết hợp nướng bánh và nướng gà, vịt nguyên con.

Bếp nhà hàng Á 

Tinh hoa ẩm thực châu Á có phần cầu kỳ hơn rất nhiều. Từ món chiên, xào, nướng đều cần có kỹ thuật tẩm ướp, nấu nướng đúng điệu. Quá lửa hay ít lửa, nhiều gia vị hay thiếu gia vị đều khiến món ăn của bạn thất bại.
Vì vậy mà bếp nhà hàng Á được chia ra thành 3 loại như bếp xào, bếp hầm hay bếp chiên. Ưu điểm của việc chia ra như vậy là giúp món ăn ngon đúng điệu. Tuy nhiên nhược điểm sẽ là chiếm không gian khá nhiều. Vậy nên bạn có thể xem xét nhu cầu, chọn mình những loại bếp nhà hàng tích hợp nhiều công năng. Nhưng vẫn chất lượng cao cấp nhé.

Kế đến chúng ta cũng cần quan tâm đến một số thông số khái quát chung về bếp nhà hàng như sau:

  • Chắc hẳn ai cũng đều quá rõ đặc trưng của một gian bếp nhà hàng. Đó là một môi trường nóng, hầm bí và nhiều dầu mỡ. Vì vậy khi chọn dụng cụ, vật liệu cho bếp nhà hàng. Bạn cần lưu ý chọn những loại dễ lau chùi, dễ bảo quản, làm bằng chất liệu cao cấp như inox, đá, vân vân…
  • Vật dụng inox nên chọn inox không gỉ. Vật dụng inox không gỉ giúp chống bám bẩn, dễ vệ sinh. Bảo đảm tiêu chuẩn Vệ sinh an toàn thực phẩm. Bạn có thể chọn các loại sản phẩm, trang thiết bị bếp nhà hàng làm từ chất liệu inox 304 và 430 cao cấp.
  • Tuân thủ nghiêm ngặt các quy định về Vệ sinh an toàn thực phẩm. Tất cả các khâu từ chuẩn bị, tẩm ướp cho đến chế biến, bày biện. Đều phải theo một quy trình khép kín. Chia khu vực riêng biệt để tránh bị nhiễm bẩn hay lây lan vi khuẩn.
  • Thường xuyên kiểm tra trang thiết bị. Cập nhật kiến thức về Phòng cháy chữa cháy. Bạn cũng nên yêu cầu các nhân viên của mình chấp hành tốt điều này.

Sau cùng, trước khi đi vào nội dung sâu hơn. Thành Vinh mách bạn những lưu ý cơ bản nhất trong việc thiết kế bếp nhà hàng:

  • Bố trí không gian bếp nhà hàng hợp lý: Một không gian khép kín, sạch sẽ, gọn gàng và ngăn nắp. Hài hòa với thiết kế tổng thể của nhà hàng. Bạn cần đảm bảo cung cấp đủ nguồn sáng, diện tích sử dụng thoải mái.
  • Sắp xếp các vật dụng, thiết bị thông minh, hợp lý: Tùy đặc thù của từng nhà hàng mà sẽ có nhiều loại vật dụng khác nhau. Tuy nhiên tất cả đều theo nguyên tắc một chiều. Vì vậy việc sắp xếp các vật dụng, thiết bị hợp lý từ khâu sơ chế, tẩm ướp, nấu nướng cho đến trang trí. Giúp cho thao tác trong bếp diễn ra trơn tru, mạch lạc và nhanh chóng.
  • Đầu tư trang thiết bị, vật dụng cao cấp, chất lượng cho bếp nhà hàng: Khi đã hiểu được nhu cầu, loại hình của nhà hàng của bạn. Thành Vinh sẽ đưa ra giải pháp hoàn hảo nhất cho mọi lo lắng của bạn. Chúng tôi chuyên cung cấp các thiết bị nhập khẩu chất lượng như: bếp nướng nhà hàng, bếp từ nhà hàng, tủ lạnh công nghiệp, tủ đông công nghiệp, bàn lạnh inox, máy rửa chén công nghiệp, vân vân… Ngoài ra bạn hoàn toàn có thể tìm thấy những vật dụng quan trọng khác như nồi hầm các loại, xoong, chảo, quầy kệ inox, chén dĩa, bàn tủ, vân vân…
  • Hệ thống hút khói bếp nhà hàng cao cấp: Đây cũng là một tiêu chuẩn quan trọng trong việc thiết kế bếp nhà hàng. Nhiệt lượng tỏa ra trong quá trình nấu nướng, kèm theo mùi thức ăn sẽ không gian trong bếp nhà hàng trở nên nóng và khó chịu. Vì việc trang bị hệ thống hút khói bếp nhà hàng cao cấp giúp mang đến không gian nhà bếp thông thoáng.

Ẩm thực truyền thống châu Á như Trung Quốc, Việt Nam, Nhật Bản cũng rất nổi tiếng. Với nhiều món ăn ngon, phong cách ẩm thực riêng. Khá là khác biệt so với nét văn hoá ẩm thực phương Tây.

Về món ăn

  • Các món Á thường được tẩm ướp, nêm nếp đậm vị và phức tạp. Có món thậm chí cần ướp lên đến 24 giờ hoặc hơn.
  • Thức ăn thường được bày trí để tất cả mọi người trong bàn có thể chia sẻ cùng nhau. Đây là một nét truyền thống độc đáo, cần được duy trì của người Á Đông.
  • Luôn chú trọng nguồn nguyên liệu tươi sống. Gạo được xem là món ăn kèm không thể thiếu trong mỗi bữa ăn.

Về bếp nhà hàng

  • Các món Á cần được nấu ở lửa lớn. Nhằm giúp dậy lên mùi hương độc đáo của từng món ăn.
  • Ngược lại, thời gian chế biến sẽ rút ngắn. Thường sẽ tầm khoảng 5 đến 10 phút.
  • Sử dụng bếp họng to, có thể nấu được phục vụ cho số lượng thực khách lớn. Các họng bếp này thường đặt cách xa nhau.
  • Đối với các nhà hàng phục vụ thêm các món súp, phở. Cần trang bị thêm bếp hầm công nghiệp. Dùng để nấu các loại nước lèo, canh, súp. Nếu số lượng thực khách nhà hàng bạn phục vụ dưới 450 người, bạn nên chọn bếp hầm 1 họng. Bếp hầm 2 họng dành cho nhà hàng quy mô trung bình dưới 900 người. Với nhà hàng lớn, phục vụ tầm 1400 thực khách nên chọn bếp hầm lớn 3 họng.
  • Vật dụng thường thấy trong gian bếp nhà hàng Á là chảo lớn, dao phay lớn, nồi to.
  • Ngoài ra còn có lò quay gà vịt nguyên con, nồi hấp dim sum,…

Sau đó, Thành Vinh tin rằng những kinh nghiệm “xương máu”. Cũng như những chia sẻ dưới đây sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về bếp nhà hàng. Làm thế nào để tránh được thất bại. Gặt hái được thành công trong kinh doanh nhà hàng. Là vấn đề nan giải mà ai ai cũng muốn tìm được lời đáp.

Thiết kế bếp nhà hàng

Nguyên lý thiết kế bếp nhà hàng

Bạn không muốn tình trạng đồ chín lẫn lộn với đồ sống gây mất vệ sinh an toàn thực phẩm đúng không nào. Sẽ thật thiếu chuyên nghiệp nếu nhân viên cứ nháo nhào đi tìm nguyên liệu khắp nơi. Vì vậy, bếp nhà hàng thông thường sẽ áp dụng nguyên tắc 1 chiều. Từ đó giúp cho việc sơ chế, chế biến, trang trí, ra món ăn diễn ra nhịp nhàng. Vậy nguyên tắc này cần phải thiết kế như thế nào?

Khu giao nhận nguyên vật liệu

Việc giao nhận nguyên vật liệu nên diễn ra trong một khoảng thời gian nhất định. Có thể là trước khi nhà hàng mở cửa đối với đồ tươi sống. Sau khoảng thời gian nhận khách đối với đồ khô. Khu vực này nên được thiết kế ở cổng sau nhà hàng. Hoặc nơi khuất tầm mắt của thực khách nhé.

Khu sơ chế thực phẩm

Cũng giống như việc giao nhận hàng, quy trình sơ chế thực phẩm cần được chuẩn bị trước khi thực khách đến. Việc chuẩn bị sẵn sàng, đầy đủ giúp ích rất nhiều cho tiết kiệm thời gian chế biến. Không một thực khách nào muốn đợi trên 30 phút cho một món ăn đâu. Khu vực này nên trang bị bồn rửa lớn, giá kệ, thiết bị cần thiết như dao, kéo, hộp trữ v.v…

Khu bếp “lạnh”

Đây sẽ là khu vực dành cho các món không cần hoặc ít dùng đến bếp. Ví dụ như xà lách, súp lạnh, tráng miệng, v.v… Ngoài ra bạn có thể tận dụng khu vực này để tẩm ướp món ăn trước. Tuy nhiên nên lưu ý vấn đề an toàn vệ sinh thực phẩm nhé. Đừng để xuất hiện tình trạng lây nhiễm chéo khi lẫn lộn thịt, cá sống với các loại rau củ. Khu vực bếp nhà hàng này bạn cần trang bị: bàn lạnh, tủ lạnh lớn, tủ đông,…

Khu bếp “nóng”

Khu vực này cần trang bị bếp nướng nhà hàng, bếp inox nhà hàng hay bếp từ nhà hàng. Tùy thuộc vào quy mô gian bếp nhà hàng của bạn. Đây sẽ là khu vực chính, thực hiện các món ăn nóng sốt. Và đặc biệt khu vực này cần hệ thống hút khói nhà hàng chuyên nghiệp. Nếu như bạn không muốn nhà hàng mình tràn ngập trong biển khói.

Khu vực ra món

Đây sẽ là nơi trang trí, bày biện món ăn một cách thật đẹp mắt. Có cách bày trí thông minh, thẩm mỹ sẽ giúp bạn ghi điểm trong lòng thực khách. Quan trọng nhất vẫn là chú ý vệ sinh. Kiểm tra thật kỹ trước khi ra món, bạn sẽ không muốn có một sợi tóc nào vô tình rơi vào món ăn của khách đâu!

Khu vực dành cho nhân viên

Tùy theo quy mô của bếp nhà hàng của bạn mà có thể có hoặc không có khu vực này. Đây là nơi dành cho nhân viên nghỉ ngơi, ăn uống giữa giờ. Đối với nhà hàng nhỏ, bạn có tham khảo các dạng tủ locker để tiết kiệm diện tích.

Lên kế hoạch, vẽ ra gian bếp nhà hàng bạn chi tiết và cụ thể

Với bất kỳ ngành nghề nào cũng vậy. Bạn muốn thành công bạn cần dành cho nó nhiều tâm tư, suy nghĩ. Kinh doanh nhà hàng cũng vậy. Bạn cần lập ra kế hoạch ngắn hạn, trung hạn, dài hạn cho chiến lược kinh doanh của mình. Bạn nên đặt ra mục tiêu trong tương lai. Từ đó xác định cách thức, chi phí (chi phí cố định, chi phí hằng tháng),thời gian để đạt được mục tiêu đó.

Việc lên kế hoạch tỉ mỉ giúp bạn kiểm soát được hướng đi và quá trình kinh doanh của mình. Tuy nhiên, nó vẫn sẽ là một bản kế hoạch bàn giấy không hơn không kém. Nếu như bạn không hội nhập, hoà nhập vào sự thay đổi hàng giờ, hàng ngày của thị trường. Bạn cần hiện thực hoá bản kế hoạch của mình để theo kịp với xu hướng. Luôn luôn cập nhật, tìm tòi ra các loại món ăn mới, các loại hình bếp nhà hàng mới để áp dụng cho nhà hàng của mình.

Nguyên tắc vàng trong kinh doanh bếp nhà hàng:

Vị trí

Bạn cần khảo sát, phân tích để tìm ra được vị trí phù hợp với loại hình mà bếp nhà hàng của bạn đang hướng đến. Dù là loại hình như thế nào, cũng cần quan tâm đến những yêu cầu cơ bản sau:

  • Nên chọn những vị trí ở mặt tiền. Hạn chế chọn những ngõ ngách khó tìm. Gây khó khăn cho thực khách nên muốn ghé thăm nhà hàng của bạn.
  • Cơ sở hạ tầng tốt như điện, nước ổn định, internet cao cấp. Đặt biệt nên chọn những vị trí không bị ngập nước. Địa hình bằng phẳng, cao ráo.
  • Bạn cần nên chọn mặt bằng rộng rãi. Có chỗ để xe cho khách. Bảo đảm an toàn cho tài sản của thực khách nhé.
  • Quan trọng là nên lựa chọn vị trí ở các khu dân cư đông đúc. Ở những cung đường có nhiều người qua lại.

Quy mô nhà hàng cũng ảnh hưởng đến tiêu chí lựa chọn vị trí. Thiết kế bếp nhà hàng nhỏ, thiết kế bếp nhà hàng lớn, thiết kế bếp nhà hàng phân khu hay thiết kế bếp nhà hàng kiểu ốc đảo? Quan tâm đến những điều nhỏ nhặt sẽ góp phần tạo nên sự hoàn hảo cho bản kế hoạch của bạn.

Chọn mặt bằng kinh doanh bạn cũng nên quan tâm đến vấn đề phong thuỷ. Nên lựa chọn vị trí phù hợp với tuổi mệnh của chủ nhà hàng. Điều này góp phần tăng vận may, thu hút tài lộc cho bếp nhà hàng bạn. Cũng đừng vì ham rẻ mà chọn những mặt bằng không phù hợp với mình. Nên xem xét kỹ những lưu ý bên trên nhé.

Quỹ dự phòng rủi ro

Kinh doanh bất kỳ lĩnh vực nào, ngành nghề nào. Bạn cũng cần lập ra một quỹ dự phòng rủi ro cho mình. Đây là một nguồn vốn mà bạn cần dự trù trong bản kế hoạch kinh doanh của mình. Có một sự thật rất phũ phàng rằng. Trong 6 tháng đầu nhà hàng đi vào hoạt động, bạn chưa thể nào có nguồn khách ổn định được. Vì vậy, bạn cần trích ra 20% đến 30% tổng chi phí đầu tư ban đầu để làm quỹ dự phòng.

Và đặc biệt là bạn sẽ phải thấy có rất nhiều loại chi phí phát sinh. Đồng thời các loại chi phí cố định hằng tháng vẫn phải trả. Chính vì vậy, việc lập ra quỹ dự phòng là hết sức hợp lý. Tránh tình trạng bạn không thể cầm cự được trong thời gian đầu khó khăn này.

Phân tích thị trường kỹ càng

Đây cũng là một nhánh quan trọng trong bảng kế hoạch của bạn. Tìm hiểu phân khúc khách hàng, đối thủ trong cùng loại hình kinh doanh,… Lựa chọn đúng đại dương xanh dành cho mình. Giúp bạn có nhiều cơ hội thành công hơn trong việc xây dựng gian bếp nhà hàng trong mơ của mình.

Để hiểu rõ hơn về điều này. Bạn hãy thử tưởng tượng xem nếu như bạn đang kinh doanh bếp nhà hàng Âu. Đối tượng thực khách bạn nhắm đến nằm ở phân khúc trung cấp và cao cấp. Nhưng bạn lại chọn vị trí xung quanh nhiều quán ăn bình dân. Điều này sẽ khiến bạn sớm thất bại vì chọn sai cả vị trí lẫn phân khúc khách hàng.

Quản trị và đào tạo nhân sự thật tốt

Kinh doanh bếp nhà hàng là một ngành dịch vụ. Thật khó để có thể đánh giá rằng dịch vụ của một nhà hàng là tốt hay dở. Tuy nhiên chúng ta có thể đánh giá khách quan qua 3 yếu tố: thái độ phục vụ của nhân viên, tốc độ phục vụ và cách giải quyết vấn đề của nhà hàng.

Nhân viên chính là bộ mặt của nhà hàng. Quan trọng nhất là nhân viên bếp. Nhân viên bếp cần phải nắm rõ được cách thức chế biến và trình bày món ăn. Cần mang được tâm hồn, nét riêng của nhà hàng vào từng món ăn mang đến cho thực khách. Mọi món ăn đều phải đồng nhất, mang đậm nét riêng của nhà hàng. Cùng với một thái độ làm việc nghiêm túc, tận tâm. Bạn nên thường xuyên tổ chức các buổi cập nhật thêm kiến thức mới cho nhân viên. Không ngừng trau dồi và tiếp thu thêm các đổi mới có ích của thị trường.

Song song đó, toàn thể nhân viên cần nắm được con đường và tinh thần của nhà hàng. Là người chủ nhà hàng, bạn cần giữ lửa và truyền ngọn lửa đó đến nhân viên của mình. Có như vậy thì nhà hàng của bạn mới trở thành một bộ máy thống nhất và chuyên nghiệp.

Tóm lại, việc lên kế hoạch rõ ràng và cụ thể giúp bạn tiến gần hơn đến với việc mở gian bếp nhà hàng cho riêng mình. Tuy nhiên kế hoạch vẫn chỉ là kế hoạch. Hãy cùng Thành Vinh tiếp tục đi vào chủ đề chính ngày hôm nay nhé. Chia sẻ kinh nghiệm thiết kế bếp nhà hàng chuyên nghiệp.

Những mẫu bếp nhà hàng đẹp được nhiều khách hàng ưa chuộng

Để có được một gian bếp nhà hàng đẹp, bạn cần chú ý đến ánh sáng, vật liệu và thiết kế. Một khu bếp đầy đủ ánh sáng sẽ giúp mang lại năng lượng tích cực cho toàn nhà hàng. Và đương nhiên là thực khách của bạn sẽ rất ấn tượng với một gian bếp sáng sủa, sạch sẽ rồi!

Hãy nhớ rằng, thực khách đến với nhà hàng của bạn không phải chỉ để dùng bữa. Họ đến để thưởng thức bữa ăn. Nói dễ hiểu rằng, họ đến để cảm nhận không khí ở không gian nhà hàng bạn. Và cảm nhận món ăn từ gian bếp nhà hàng bạn. Một nhà hàng với thiết kế độc đáo. Một tổng thể hài hoà từ gian bếp nhà hàng đến sảnh ăn. Sẽ giúp bạn ghi được điểm cộng rất lớn trong lòng thực khách.

Tuy nhiên, điểm cốt lõi của một nhà hàng đều phải xuất phát từ gian bếp nhà hàng. Và món ăn chính là bằng chứng rằng nhà hàng của bạn có tồn tại được hay không. Chính vì vậy mà việc thiết kế bếp nhà hàng là rất quan trọng. Vậy chúng ta cùng đi vào nội dung chính nhé.

Mẫu bếp nhà hàng nhỏ

Nếu bạn đã quyết định được quy mô nhà hàng của mình. Bước tiếp theo cần làm là định hình được phong cách, kiến trúc và vật tư. Quan trọng là cần tìm cho mình một đơn vị thi công uy tín, có đầy đủ kinh nghiệm.

Như chúng tôi đã đề cập ở trên, dù là thiết kế bếp nhà hàng nhỏ hay lớn. Thì cũng cần phải tuân theo quy tắc một chiều. Tất cả các khâu nhập hàng, sơ chế, tẩm ướp, nấu nướng và ra món đều phải thông suốt. Điều đó đảm bảo được sự chuyên nghiệp, không bị chồng chéo và cản trở nhau. Quan trọng hơn hết là bảo đảm được vệ sinh an toàn thực phẩm cũng như là không để thực khách phải đợi lâu.

​​​​​​​

Vậy bạn cần chuẩn bị gì để lên kế hoạch thiết kế bếp nhà hàng nhỏ của mình?

  • Đầu tiên, bạn cần xác định nhà hàng mình sẽ phục vụ món ăn nào. Bạn chuyên về đồ Trung Hoa, đồ Nhật Bản, Hàn Quốc, món Âu hay là một nhà hàng Việt Nam truyền thống?  Từ đó bạn mới có thể dễ dàng chuẩn bị thiết bị cho bếp nhà hàng của mình.
  • Sau khi đã xác định được loại hình, ta mới bắt đầu lập danh sách trang thiết bị cụ thể. Nên phân chia ra từng hạng mục nhỏ như: khâu chuẩn bị, nấu nướng, bảo quản, trang trí thì cần những vật dụng nào. Đối với thiết kế bếp nhà hàng nhỏ, bạn nên cân nhắc các loại thiết bị bếp nhà hàng, bếp công nghiệp có kích thước phù hợp.
  • Ba điểm quan trọng trong kinh doanh nhà hàng: Vị trí, Vị trí và Vị trí. Tuy xếp hàng thứ ba nhưng đây lại là điểm quan trọng nhất. Lựa chọn vị trí rất quan trọng, ảnh hưởng trực tiếp đến việc kinh doanh của nhà hàng. Nên chọn những vị trí bằng phẳng, đông đúc, địa thế tốt.
  • Sau đó ta đi vào thiết kế chi tiết, tu sửa mặt bằng kinh doanh. Lưu ý chú trọng hệ thống đèn chiếu sáng, hệ thống hút khói bếp nhà hàng, máy lạnh, máy thông gió, vân vân…

THƯƠNG HIỆU ĐỐI TÁC

Đối tác
Đối tác
Đối tác
Đối tác
Đối tác
Đối tác
Đối tác
Đối tác
Đối tác
Đối tác
Xin chào! Chúng tôi có thể giúp gì cho bạn?